Danh Mục Dịch Vụ

Tin tức & Sự kiện

Chứng nhận

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập 507413
Đang Online: 1

Tin tức

Phải công khai hóa mọi khâu

 

Học viên có thể tự học lý thuyết

Có nhiều ý kiến phản ánh các cơ sở đào tạo lái xe không dạy lý thuyết, đẩy học viên lên xe cầm lái ngay từ buổi đầu, “làm phép” trong kiểm tra tốt nghiệp trước kỳ sát hạch... Xin cho biết ý kiến của ông về thực trạng này?

Luật GTĐB không yêu cầu học viên hạng B1 (lái xe không chuyên nghiệp) phải học tập trung. Do đó, nhiều cơ sở đào tạo (CSĐT) đã yêu cầu học viên hạng B1 mua tài liệu và tự nghiên cứu để học môn lý thuyết. Tình trạng này ít xảy ra đối với học viên học các hạng chuyên nghiệp, vì đây là đối tượng hành nghề, kiếm sống, luôn có nhu cầu học đủ nội dung.

Việc “đẩy ngay học viên lên xe cầm lái” theo tôi không phải là tiêu cực. Đối với học sinh học lái xe hạng B1, CSĐT không tổ chức học tập trung phần lý thuyết nên họ cho học ngay phần thực hành. Thường là cho lái nguội một số buổi rồi lên xe tập lái. Học viên có phương tiện thực hành sẽ tốt hơn học “chay” trước đây.

Để đảm bảo học viên được học tất cả các môn theo yêu cầu, Bộ GTVT đã quy định CSĐT lái xe ô tô phải ký và thanh lý hợp đồng đào tạo với người học. Trong đó, thể hiện rõ nội dung, chương trình, kế hoạch, thời gian hoàn thành khóa học, mức học phí, phương thức thanh toán học phí, hình thức đào tạo, loại xe tập lái, chất lượng đào tạo, để người học nắm rõ quyền lợi của mình, giám sát CSĐT. Hợp đồng trên được lưu nhằm phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra. 

Các kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận tốt nghiệp đều phải có sự giám sát của Sở GTVT và cơ quan quản lý dạy nghề địa phương để tránh tiêu cực.

Lắp camera giám sát mọi khâu

Cũng có nhiều phản ánh về tình trạng nộp lệ phí “chống trượt”. Đặc biệt, học viên vào sát hạch lý thuyết đều có người trợ giúp, ngoài tầm kiểm soát của camera theo dõi, có cách gì chấm dứt tình trạng này?

Theo các thông tin của tôi thì tình trạng nộp lệ phí “chống trượt” khi sát hạch lái xe ô tô là rất cá biệt. Các kỳ thi được tổ chức ngày càng chặt chẽ với yêu cầu ngày càng cao hơn.

Để tăng tính nghiêm minh, Bộ GTVT đã đưa lực lượng Thanh tra giao thông vào giám sát các kỳ sát hạch.
Các kỳ  sát hạch được tổ chức tại các Trung tâm sát hạch (TTSH) tiêu chuẩn quốc gia. Phòng thi lý thuyết có gắn các camera lưu trữ dữ liệu, truyền ra màn hình trong phòng Hội đồng sát hạch và phòng chờ thi của thí sinh để công khai hóa và phục vụ công tác giám sát.

Phần thi thực hành trong hình được tổ chức trên sân sát hạch có phần mềm tự động chấm điểm và lưu trữ điểm.

Khi thi, bài kiểm tra đường trường được cho là quá sơ sài, tổng quãng đường sát hạch có khi chỉ khoảng 300 - 500m cho 4 người/ xe. Người trượt có thể được thi lại ngay sau đó?

Việc thi lại ngay sau khi trượt đã được hạn chế rất nhiều từ khi các kỳ sát hạch bắt buộc phải tổ chức tại TTSH có thiết bị chấm điểm tự động và lưu trữ tự động kết quả. Song, cũng không loại trừ được hoàn toàn việc cán bộ can thiệp để trục lợi, tiêu cực. Tới đây, chúng tôi sẽ dùng giải pháp công nghệ để quản lý việc này.

Còn về  tình trạng sát hạch thực hành trên đường không bảo đảm số km quy định, Tổng cục đang tham mưu để Bộ GTVT có các quy định chặt chẽ hơn.

Mới đây, các TTSH đã được yêu cầu bổ sung màn hình tại phòng chờ để công khai kết quả sát hạch lý thuyết, giảm thời gian thực hiện các bài sát hạch lái xe trong hình. Đặc biệt là phải lắp đặt camera, thiết bị lưu trữ, giám sát quá trình sát hạch lái xe trên đường. Chúng tôi cũng đặt ra mục tiêu có thể truyền được dữ liệu thi lái xe trên đường về Hội đồng sát hạch, Sở GTVT để giám sát.

Cảm ơn ông!